bon-phan-cho-cay-chom-chom-sai-triu-qua

Bón phân cho cây chôm chôm sai trĩu quả

Bón phân cho cây chôm chôm sai trĩu quả. Với quy trình sau chăm bón trên, bà con có thể đạt năng suất trung bình 20 tấn chôm chôm/ha.

Bón phân cho cây chôm chôm sai trĩu quả

Bón phân gì cho cây chôm chôm?

– Trước khi bón phân, cần xác định cây chôm chôm đang ở giai đoạn nào của quá trình phát triển và phát dục để chọn lựa phân bón cho phù hợp. Đối với cây chôm chôm, để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cây nên sử dụng các loại phân NPK dạng hỗn hợp với hàm lượng dinh dưỡng cao….. Điển hình là các dòng phân NPK công nghệ ure hóa lỏng của Công ty liên doanh phân bón Hữu Nghị.

– Khác với các dòng phân đơn thông thường, NPK Hữu Nghị ngoài việc có một hàm lượng lý tưởng đạm, lân, kali, còn đặc biệt được phối trộn thêm nguồn dinh dưỡng trung vi lượng cần thiết cho cây như Ca, Mg, S, Si, Bo, Cu, Zn… Khả năng tan tốt, tan hết để cây trồng có thể hấp thu được dinh dưỡng. Với những ưu điểm khi sử dụng này, sẽ vừa giúp cây chôm chôm phát triển toàn diện vừa tiết kiệm được rất nhiều công sức lao động cho bà con.

bon-phan-cho-cay-chom-chom-sai-triu-qua

 Các giai đoạn bón phân cho cây chôm chôm

Nếu trong giai đoạn cây đã cho trái, bón theo hình chiếu của tán cây, chia 4 đợt bón phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây.

– Bón lót 

Ngoài bón lót trước khi gieo trồng, sau mỗi lần thu hoạch và đốn tỉa, bà con cũng cần bón bổ sung phân hữu cơ cho cây để phục hồi dinh dưỡng trong đất. Bà con sử dụng phân bón hữu cơ Anfa Batorganic để bón phục hồi cho cây chôm chôm. Với hàm lượng lên đến 85% hữu cơ và một tỷ lệ nhỏ N, P, K, TE, đặc biệt bổ sung axit Humic và axit Fluvic, phân hữu cơ Anfa Batorganic sẽ giúp kích thích sự phát triển của rễ cây và giúp cây chôm chôm hồi sức nhanh chóng sau một vụ trĩu quả.

Bón 2 – 3 kg/1 cây phân bón hữu cơ sinh học Anfa Batorganic.

– Bón thúc 

+ Bón thúc 1: Để thúc đẩy quá trình sinh trưởng, tạo cành và lá mới cho cây, bà con bón NPK 16.16.8 cho chôm chôm ngay sau khi thu hoạch. Cây chôm chôm sẽ nhanh chóng hồi xanh, phát triển thân cành xum xuê tạo nền tảng hoàn hảo cho quá trình ra hoa, kết trái.

+ Bón thúc 2: Bón trước khi ra hoa

Bón NPK 15.15.15 để thúc cho cây chôm chôm trước khi ra hoa. Hàm lượng cân đối đạm, lân, kali trong dòng phân này giúp hoa chôm chôm ra đồng loạ, tăng tỷ lệ đậu quả.

Thời kỳ trước khi ra hoa bà con phun MKP cho Chôm chôm để tăng khả năng đậu hoa, hạn chế tối đa nguy cơ rụng quả non.

Bón thúc 3: Sau khi đậu quả

Được tính từ sau thụ phấn đến khi trái phát triển tối đa về thể tích. Giai đoạn này cần bón cân đối các chất đa lượng NPK và cả các chất trung và vi lượng nhằm giúp hạn chế tỷ lệ rụng trái, tăng nhanh việc phát triển thể tích trái và vỏ trái tạo điều kiện cho việc tăng số quả mỗi cây và tăng trọng lượng trung bình quả. Có thể bón một trong những loại phân NPK như NPK 13.13.13, NPK 15.15.15.

+ Bón thúc 4: Bón thúc nuôi quả

Dòng phân chuyên dụng cho quá trình nuôi trái chôm chôm là phân NPK 16.7.17. Do có tăng cường hàm lượng Kali trong thành phần, phân NPK 16.7.17 sẽ kích thích quả chôm chôm lớn nhanh, quả to, cùi dày và có màu sắc tươi tắn.

Để tăng phẩm chất quả chôm chôm, ngoài bón NPK, bà con bổ sung phun phân bón qua lá Kali Sulphate với liều lượng 50g/bình 18-20 lít nước cho cây.    Kết hợp các biện pháp trồng xen cây hoặc tháp, ghép cành chôm chôm đực, trong vườn theo tỉ lệ 1:8 hoặc 1:10, kết hợp nuôi ong mật trong vườn chôm chôm sẽ mang lại hiệu quả vô cùng tối ưu.