Cây ăn quả, Cây Công Nghiệp, Phân bón

Lời Khuyên Về Việc Phòng Ngừa Bệnh Nguy Hiểm Trên Cây Sầu Riêng Trong Mùa Mưa

Bệnh Nguy Hiểm Trên Cây Sầu Riêng

Bệnh Nguy Hiểm Trên Cây Sầu Riêng: Hiện nay, khi mùa mưa bắt đầu, việc phòng ngừa và điều trị các bệnh nguy hiểm thường gặp trên cây sầu riêng trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà vườn. Mùa mưa là thời điểm thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của nhiều loại nấm bệnh và vi khuẩn, gây nguy cơ cao cho cây trồng.

Đặc biệt, các bệnh như thối rễ, thối trái, bệnh nấm Phytophthora và các bệnh khác có thể gây tổn thất nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của cây sầu riêng nếu không được kiểm soát kịp thời. Hãy cùng phân bón Canada tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả cho cây sầu riêng trong mùa mưa.

Nguyên lý cơ bản trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh nguy hiểm trên cây sầu riêng

Để phòng trị bệnh hiệu quả, cần thường xuyên thăm kiểm tra vườn và hệ thống thoát nước, tránh tình trạng nước đọng kéo dài, không để nước tù đọng trên mương và trong hố trồng. Đảm bảo vệ sinh vườn, cắt tỉa cành và tạo tán thông thoáng để ánh sáng có thể chiếu sâu vào trong cây. Sau khi cắt tỉa, nên phun các loại thuốc bảo vệ thực vật giúp gia tăng sức đề kháng cho cây. Loại bỏ và xử lý tiêu hủy các bộ phận cây sầu riêng bị nhiễm bệnh để hạn chế sự lây lan của nấm bệnh.

Rải vôi đầu mùa mưa nhằm sát khuẩn môi trường, trung hòa axit trong đất, nâng cao độ pH, và giảm mật độ vi sinh vật có hại. Bổ sung canxi giúp tăng cường khả năng chống chịu của cây trồng. Bón phân có chứa hàm lượng kali cao và phun các phân bón lá có chứa vi lượng và amino acid, hạn chế phân bón có đạm, để tăng cường khả năng điều tiết nước và hấp thụ đạm của cây.

Bệnh Nguy Hiểm Trên Cây Sầu Riêng

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có chứa các hoạt chất phòng trị nấm bệnh phổ biến như Metalaxyl, Azooxystrobin, Propineb, Copper, Dimethomorph, Fostyl Al, Hexaconazole, Phosphonate… để bảo vệ cây khỏi bệnh. Áp dụng các biện pháp sinh học bằng cách sử dụng chế phẩm từ vi sinh vật có lợi hoặc chế phẩm sinh học chiết xuất từ enzyme để ức chế và tiêu diệt nấm gây bệnh.

Việc áp dụng đúng các nguyên tắc này sẽ giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao và hạn chế tác động tiêu cực từ các loại bệnh hại.

Cách đối phó và khắc phục tình trạng thối trái

Đối với cây sầu riêng đã bị nhiễm bệnh, cần tiến hành cắt tỉa và thu gom các trái, cành lá bị nhiễm bệnh và mang ra khỏi vườn để tiêu hủy, ngăn chặn lây lan sang cây sầu riêng khác. Sử dụng thuốc đặc trị phun ướt đẫm thân, cành lá và quả để sát khuẩn và diệt nấm. Lưu ý chọn sản phẩm không gây nóng lá hoặc làm lem trái. Có thể sử dụng chế phẩm sinh học chứa các enzyme để ức chế và tiêu diệt nấm gây bệnh.

Đối với vườn chưa bị nhiễm bệnh hoặc để đề phòng bệnh, cần chọn giống cây sầu riêng có sức đề kháng cao. Trồng với mật độ thích hợp, đảm bảo sự thông thoáng cho vườn, với khoảng cách trồng từ 7-10m (đối với vườn thiết kế cơ bản). Kiểm tra và duy trì hệ thống thoát nước tốt, tránh ngập úng và ẩm thấp. Cải tạo đất để giữ độ tơi xốp và thông thoáng khí, đồng thời nuôi dưỡng bộ rễ khỏe mạnh và nền đất sạch sẽ.

Bổ sung dinh dưỡng cân đối, đặc biệt chú ý đến các nguyên tố đa lượng, trung lượngvi lượng, tránh dư thừa đạm. Tỉa cành và trái để tạo sự thông thoáng, không để cành sát mặt đất và trái sát nhau; nên kê miếng xốp lót giữa các trái để tránh lây lan mầm bệnh. Định kỳ sử dụng các hoạt chất phòng trị nấm bệnh như Propineb và Mancozeb, phun ướt đẫm lên trái, thân, cành và lá. Ngoài ra, có thể tiếp tục sử dụng các chế phẩm sinh học chiết xuất từ enzyme để ức chế và tiêu diệt nấm gây bệnh.

Việc thực hiện đúng các biện pháp này sẽ giúp phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả bệnh thối trái, bảo vệ cây trồng và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Cách đối phó và trị liệu bệnh nứt thân xì mủ, thối thân, thối rễ

Để phòng ngừa và xử lý bệnh nứt thân xì mủ, thối thân, thối rễ trên cây, việc tạo điều kiện môi trường thuận lợi là rất quan trọng. Giữ cho vườn cây sầu riêng thông thoáng, giảm độ ẩm trong mùa mưa và đảm bảo cây sầu riêng nhận đủ ánh nắng mặt trời là các biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa nấm bệnh. Cần thiết lập rãnh thoát nước để tránh ngập úng, đặc biệt quanh gốc cây. Hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ gần gốc và cắt bỏ, tiêu hủy các bộ phận bị bệnh của cây sầu riêng ra khỏi khu vực trồng.

Để cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây sầu riêng phục hồi, bón vôi, phân hữu cơ, các vi lượng và amino acid là rất cần thiết. Sử dụng các tác nhân sinh học như Trichoderma asperellum, Streptomyces hoặc Bacillus subtilis giúp ức chế và tiêu diệt mầm bệnh.

Trước mùa mưa hàng năm, quét gốc và bề mặt vết cắt trên thân, cành bằng dung dịch đồng đỏ để bảo vệ cây sầu riêng khỏi các tác nhân gây bệnh. Phun các loại thuốc diệt nấm như fosetyl-Al, hỗn hợp Bordeaux, Copper Oxychloride, Dimethomorph… để ngăn chặn sự phát triển của nấm bệnh.

Khi phát hiện cây bị bệnh, cần xử lý triệt để bằng cách xử lý nấm trong đất và xác định rõ nguyên nhân khiến vỏ cây xì mủ, có thể do thiếu canxi hoặc sâu mọt đục. Các cây sầu riêng bị bệnh nặng (đã bị thối ở vỏ, thân, gốc) cần được cạo sạch vết bệnh, phơi nắng cho khô, sau đó quét lên đó dung dịch thuốc chứa các hoạt chất Metalaxyl, Propineb, Mancozeb, Fosetyl aluminium, Phosphonate…

Kết hợp biện pháp phun xịt lên cây và tưới gốc, sử dụng chế phẩm sinh học chiết xuất dạng enzyme phun trực tiếp lên vết bệnh, tưới gốc và phun qua lá. Xử lý cả nguồn nước tưới (nếu có thể) để tạo nguồn vi sinh đối kháng, ngăn chặn và ức chế bệnh phát triển.

Lưu ý, không nên sử dụng phân bón chứa đạm khi cây sầu riêng đang bị bệnh và tránh sử dụng phân hóa học khi bộ rễ chưa phục hồi hoàn toàn vì rất dễ gây ngộ độc cho cây.

Cách đối phó và xử lý bệnh nấm hồng

Để phòng ngừa và xử lý bệnh nấm hồng, cần đảm bảo mật độ trồng cây phù hợp, cắt tỉa cành nhánh thường xuyên và tạo tán thông thoáng để cây nhận đủ ánh sáng và giảm độ ẩm. Các cành bị bệnh hoặc chết nên được xử lý và tiêu hủy ngay để tránh lây lan.

Chăm sóc cây tốt bằng cách tưới nước, bón phân đầy đủ giúp tăng cường sức đề kháng cho cây. Khi cây sầu riêng có dấu hiệu bệnh, sử dụng thuốc đặc trị chứa các hoạt chất gốc đồng, gốc Triazole (như Hexaconazole, Difenoconazole), gốc sinh học (như Validamycin A) hoặc chế phẩm sinh học enzyme để ức chế và tiêu diệt nấm. Đồng thời, cung cấp chất dinh dưỡng, đặc biệt là phân hữu cơ vi sinh, để cây phát triển mạnh mẽ và chống lại mầm bệnh.

Cách đối phó và xử lý bệnh đốm rong

Để phòng ngừa bệnh đốm rong, không trồng cây quá dày, tạo khoảng trống để đón ánh nắng và giảm độ ẩm. Cải tạo đất tơi xốp và bón phân cân đối giữa hữu cơ và vô cơ, tránh thừa đạm và bổ sung đầy đủ trung vi lượng. Tưới nước đầy đủ, chỉ tưới vùng đất quanh tán cây và giữ gốc cây khô ráo. Bón vôi định kỳ 2-3 lần/năm để sát khuẩn và cung cấp canxi cho cây.

Phun thuốc phòng bệnh vào đầu và cuối mùa mưa hoặc sau thu hoạch. Khi phát hiện bệnh, sử dụng thuốc gốc đồng hoặc lưu huỳnh để phun lên lá và quét lên thân, cành. Quét vôi lên gốc cây vào đầu và cuối mùa mưa để phòng bệnh.

Cách đối phó và xử lý bệnh thán thư

Bệnh thán thư gây hại trên chồi non, cành non, lá, hoa và trái, thường phát triển mạnh trong điều kiện ẩm cao và thời tiết mát, đặc biệt là trong mùa mưa và sương mù. Phòng trừ bệnh bằng cách tỉa cành, tạo tán thông thoáng, loại bỏ cành lá nhiễm bệnh và thu gom tàn dư để đốt.

Dọn sạch cỏ dưới tán lá và bón phân đầy đủ, cân đối đa lượng NPK, bổ sung trung vi lượng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Sử dụng biện pháp bao trái để bảo vệ và phun thuốc vào các thời điểm dễ phát sinh bệnh như chồi non, lá non, hoa và trái nhỏ.

Có thể sử dụng thuốc gốc đồng (Copper Oxychloride, Copper Hydroxide, Copper sulfate, Copper citrate), thuốc gốc Dithiocarbamate (Zineb, Mancozeb, Propineb), thuốc nội hấp Triazole (Hexaconazole, Difenoconazole, Propiconazole, Tebuconazole) và thuốc diệt nấm phổ rộng Strobilurin (Azoxystrobin).

Lưu ý: Để các loại thuốc trừ bệnh đạt hiệu quả cao, cần phun đúng thời điểm khi bệnh mới phát sinh, phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày và sử dụng đủ lượng nước. Điều này đảm bảo thuốc tiếp xúc tốt với bề mặt cây và phát huy hiệu quả tối đa trong việc kiểm soát bệnh hại.

Hãy liên hệ với chúng tôi để biết nhiều hơn:

  • Địa chỉ văn phòng:  124 Ngô Quyền, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, Việt Nam
  • Website: phanboncanada.com
  • Email: phanboncanada@gmail.com
  • Đường dây nóng:  +84 789 818 828 (Mr. An)

Đọc thêm:

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *