Dùng Tốt Nhất Cho Cây Hồ Tiêu

blank

Tầm Quan Trọng Của Vi Lượng Đối Với Cây Trồng

Vai trò quan trọng của các nguyên tốvi lượng đối với cây trồng.

Các nguyên tố vi lượng (Zn, Cu, Fe, Mn, B, Mo) là các nguyên tố chỉ chiếm 10-4 đến 10-5 so với khối lượng khô, cây trồng có nhu cầu bón không nhiều, song trong hoạt động sống của cây các nguyên tố này có vai trò xác định không thể thiếu và không thể thay thế bằng các nguyên tố khác được.
Trước đây vai trò của các nguyên tố vi lượng ít được chú ý vì nhu cầu vi lượng thấp lại thường được đưa vào cùng với phân chuồng và các loại phân đa lượng khác.
Sau này các loại phân đạm, lân, kali đơn chất, đậm đặc và tinh khiết được bón ngày càng nhiều (phân urê chỉ có đạm, phân DAP chỉ có N và P). Bón nhiều phân thì năng suất cao song cũng khai thác triệt để các nguyên tố vi lượng trong đất mà nguồn cung cấp lại không có. Dần dần qua thực tiễn sản xuất người ta nhận thức ngày càng rõ hơn vai trò không thể thiếu được của các nguyên tố vi lượng.
Thiếu nguyên tố vi lượng thì cây mắc bệnh và phát triển không bình thường, song nhiều nguyên tố vi lượng lại là các kim loại nặng nếu thừa thì độc cho cả cây và người tiêu thụ sản phẩm.
Cây thiếu vi lượng là do đất thiếu vi lượng (thiếu tuyệt đối). Cây thiếu vi lượng còn là do nhiều nguyên nhân khác như bón nhiều vôi, pH tăng làm nhiều nguyên tố vi lượng (Fe, Mn, Cu, Zn) bị cố định lại cây không đồng hóa được. Cây bị đói vi lượng còn do đối kháng về mặt dinh dưỡng như bón nhiều kali cây hút B ít đi gây hiện tượng thiếu Bo làm cây mắc bệnh (thối nõn dứa do thiếu B).
Việc quan sát cây trồng để xác định thiếu dinh dưỡng rất khó vì các triệu chứng trên lá thường không đặc trưng. Thí dụ rất khó phân biệt triệu chứng thiếu đạm, thiếu lưu huỳnh, thiếu sắt, thiếu molypden nếu chỉ quan sát trên bộ lá.
Muốn đánh giá việc thiếu vi lượng nếu không qua phân tích đất và lá thì phải dựa đầy đủ vào quá trình hình thành đất, nghiên cứu bản đồ địa chất, lịch sử sử dụng đất đai (chế độ canh tác, chế độ bón phân, loại phân đã sử dụng, mức độ thâm canh, tình hình sử dụng vôi và việc bón phân hữu cơ).
Phân vi lượng thường được cung cấp qua lá để tránh bị đất cố định. Phun qua lá việc cung cấp vi lượng vừa kịp thời vừa trực tiếp, lại tiết kiệm hơn.

Vai trò của Kẽm (Zn)

Zn cần cho nhiều chức năng hóa sinh cơ bản trong cây như: tổng hợp xytôchrom và nuclêôtit, trao đổi auxin, tạo diệp lục, hoạt hóa men và duy trì độ bền vững của màng tế bào.
Zn tích lũy trong rễ song lại có thể di chuyển từ rễ đến các bộ phận đang phát triển khác trong cây. Trong tán lá cây Zn lại di chuyển rất ít, đặc biệt là khi cây thiếu đạm. Triệu chứng thiếu Zn thường thấy trên lá non và lá bánh tẻ.
Rất nhiều cây trồng có phản ứng tích cực với Zn, nhất là trên đất đã liên tục được bón nhiều lân.
Triệu chứng thiếu kẽm (Zn)
- Triệu chứng thiếu chủ yếu xuất hiện trên các lá đã trưởng thành hoàn toàn thứ hai và thứ ba tính từ ngọn cây.
- Ở ngô, từ một sọc vàng nhạt đến một dải các mô màu trắng hoặc vàng với các gân màu đỏ tía giữa gân giữa và các mép lá, xảy ra chủ yếu ở phần thấp hơn của lá.
- Ở lúa mì, một dải theo chiều dọc các mô lá, màu trắng hoặc vàng, tiếp theo là đốm vàng úa giữa các gân lá và các tổn thương hoại tử màu trắng đến nâu ở giữa phiến lá, sự sụp đổ cuối cùng của các lá bị ảnh hưởng ở gần phía giữa.
- Ở lúa, sau cấy 15-20 ngày, các đốm nhỏ rải rác màu vàng nhạt xuất hiện trên các lá già hơn sau đó phát triển rộng ra, hợp lại và trở thành màu sẫm, toàn bộ lá trở nên màu nâu dỉ và bị khô trong vòng một tháng.
- Ở chanh cam, úa vàng giữa các gân lá không đều, các lá cuối cùng trở nên nhỏ và hẹp, sự hình thành nụ quả bị giảm mạnh, cây có cành bị chết.

Vai trò của Đồng (Cu)
Cu cần cho việc tổng hợp linhin (và do vậy đóng góp vào việc bảo vệ màng tế bào), có tác dụng chống đổ. Cu xúc tiến việc oxy hóa axit ascobic (Vitamin C), hoạt hóa các men oxidaza, phenolaza và plastoxyanin. Cu là tác nhân điều chỉnh trong các phản ứng men (tăng cường, ổn định và hạn chế) và là chất xúc tác các phản ứng oxy hóa-khử.
Đồng đóng vai trò then chốt trong các quá trình sau đây:
- Trao đổi đạm, prôtêin và hoccmôn.
- Quang hợp và hô hấp.
- Hình thành hạt phấn và thụ tinh.
Đồng thường được cung cấp dưới dạng thuốc trừ nấm. Nếu đã dùng thuốc bảo vệ thực vật có Cu thường không phải lo cây thiếu Cu.
Trồng cây trên đất than bùn, đất lầy thụt cây thường phản ứng tốt với việc bón Cu.
Triệu chứng thiếu đồng (Cu):
- Ở cây ngũ cốc, vàng và quăn phiến lá, sản lượng bông hạn chế và hình thể hạt kém, đẻ nhánh không rõ.
- Ở chanh cam, cây mới mọc bị chết, quả có những đốm nâu. 

Vai trò của Sắt (Fe)

Fe cần cho việc vận chuyển êlectron trong quá trình quang hợp và các phản ứng oxy hóa-khử trong tế bào. Fe nằm trong thành phần của Fe-porphyrin và Ferrodoxin, rất cần cho pha sáng của quá trình quang hợp... Fe hoạt hóa nhiều enzim như catalaza, sucxinic dehydrôgenaz avà aconitaza.
Thiếu Fe việc hút K bị hạn chế. Ở các chân đất kiềm, đất hình thành trên đá vôi, đất đồi quá trình oxy hóa mạnh cây thường hay thiếu Fe.

Triệu chứng thiếu sắt (Fe):
- Úa vàng giữa các gân lá điển hình, các lá non nhất bị ảnh hưởng trước hết, đỉnh và mép lá giữ màu xanh lâu nhất.
- Trong trường hợp thiếu nặng, toàn bộ lá, gân và vùng giữa các gân lá chuyển màu vàng và cuối cùng có thể trở thành trắng nhợt.

Vai trò của Mangan (Mn)
Mangan tham gia các phản ứng oxyhóa-khử trong hệ thống vận chuyển êlectron và thải O2 trong quá trình quang hợp. Mn cũng hoạt hóa nhiều enzim như ôxidaza, perôxidaza, dehydrôgenaza, decarbôxilaza và kinaza.
Mangan cần thiết cho các quá trình sau đây:
Hình thành và ổn định lục lạp.
Tổng hợp prôtêin.
Khử nitrat thành NH4 trong tế bào.
Tham gia chu trình axit tricacbôxylic (TCA).
Mn++ xúc tác việc hình thành axit phôtphatidic trong việc tổng hợp phôtpholipit để xây dựng màng tế bào. Mn làm dịu độc Fe đối với cây.
Nhu cầu mangan của cây thường xuất hiện ở đất có pH > 5,8. ở đất chua hơn thường đất đã thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu Mn của cây (Katalymov M. V., 1965).

Triệu chứng thiếu mangan (Mn):
- Úa vàng giữa các gân của lá non, đặc trưng bởi sự xuất hiện các đốm úa vàng và hoại tử ở vùng giữa các gân lá.

- Xuất hiện những vùng hơi xám gần gốc các lá non hơn và trở thành vàng nhạt đến vàng da cam.
- Triệu chứng thiếu được biết phổ biến ở yến mạch là "vệt xám", ở đậu Hà Lan là "đốm lầy", ở mía là "bệnh vân sọc".

Vai trò của Bo (B)
Bo có vai trò hàng đầu trong việc xây dựng cấu trúc và tạo độ bền chắc cho màng nguyên sinh chất. Bo cần cho việc trao đối hydratcacbon, vận chuyển đường, tổng hợp nuclêôtit và linhin hóa thành tế bào. Thiếu B đỉnh sinh trưởng chết, nên giai đoạn phân hóa bông lúa mà thiếu B thì lúa không có bông. Thiếu B làm giảm sức sống của hạt phấn.
B không có mặt trong các men và không ảnh hưởng đến hoạt động men.
Việc định lượng B bón cần phải căn cứ vào đặc điểm sinh học của cây và tính chất đất. Ngưỡng thiếu và ngưỡng độc B của các loại cây mẫn cảm với B như: dưa chuột, đậu đũa, chanh, nho rất gần nhau, nên không cẩn thận bón thừa B sẽ có tác dụng tiêu cực.


Triệu chứng thiếu bo (B):
- Cây đang mọc bị chết (đầu chồi).
- Lá có kết cấu dày, đôi lúc cong lên và trở nên giòn.
- Hoa không hình thành và dễ sinh trưởng còi cọc.
- "Ruột nâu" ở cây có củ đặc trưng bởi những đốm thẫm màu trên phần dày nhất của rễ hoặc nứt nẻ ở phía giữa.
- Các loại quả như táo phát triển triệu chứng "xốp bên trong và bên ngoài".

Vai trò của môlypden (Mo)
Trong cây Mo tập trung trong men khử nitrat, nên cây thiếu Mo thì quá trình khử nitrat thành NH4+ trong cây không được thực hiện, nên cây đồng hóa NO3- mà vẫn thiếu protit và tích lũy NO3-.
Môlypden do vậy rất cần cho các vi sinh vật cố định N tự do cũng như vi sinh vật cố định N cộng sinh.
Cũng chính vì vậy cây bộ đậu cần được cung cấp đủ Mo. Thiếu Mo cũng có triệu chứng như thiếu N.
Việc thiếu môlypden thường xảy ra trên đất chua. Khi tăng mỗi đơn vị pH thì lượng ion MoO¬4mo= có thể tăng 10 lần nếu đất có Mo.
Bón vôi làm tăng Mo dễ tiêu vì tăng pH. Các loại phân gây chua lại làm giảm Mo dễ tiêu. Do vậy bón nhiều và bón liên tục các loại phân gây chua sẽ mở rộng việc thiếu Mo.
Cây chỉ cần rất ít Mo (vài mg/ha) và thường dự trữ Mo trong hạt đã đủ phòng chống việc thiếu Mo cho cây trồng sau này. Weir và Hudson (1966) đã nhận xét: hầu như không thấy ngô, trồng ngay cả trên đất nghèo Mo, có triệu chứng thiếu Mo khi hàm lượng Mo trong hạt ngô cao hơn 0,08 mg/kg hạt, nhưng lại có triệu chứng thiếu Mo nếu hàm lượng Mo trong hạt xuống dưới 0,02 mg/kg hạt.


Triệu chứng thiếu môlypden (Mo):
- Đốm úa vàng giữa các gân của những lá dưới, tiếp đó là hoại tử (chết thối) mép lá và lá bị gập nếp lại.
- Ở xúp lơ, các mô lá bị héo tàn, chỉ còn lại gân giữa của lá và một vài mẩu phiến lá nhỏ.
blank

Giá Cà Phê Ngày 21/10/2020.

Giá cà phê hôm nay 21/10 quay đầu giảm tại các vùng trồng cà phê trọng điểm trong nước. Trên thế giới, giá cà phê Robusta tại London đi xuống sau chuỗi tăng ấn tượng.
gia-ca-phe-hom-nay-21-10-quay-dau-giam-200-300-dong-kg-ca-phe-robusta-dut-chuoi-da-tang-an-tuong
Giá cà phê hôm nay 21/10: Quay đầu giảm 200 – 300 đồng/kg, cà phê Robusta dứt chuỗi đà tăng ấn tượng
Tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 31.500 đồng/kg. Tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê cùng ở mức 31.600 đồng/kg.

Tại huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 32.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H’leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 31.900 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 31.800 đồng/kg tại Gia Nghĩa và Đắk R’lấp).

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 31.700 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 31.800 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 31.700 đồng/kg. Như vậy, hôm nay cà phê tại các vùng trọng điểm giảm 200 – 300 đồng/kg.

Kết thúc phiên giao dịch sáng nay (giờ Việt Nam), giá cà phê Robusta tại London quay đầu giảm 15 USD/tấn (1,17%) giao tháng 11/2020 giao dịch ở mức 1.265 USD/tấn, giao tháng 3/2021 giảm 13 USD ở mức 1.298. Trong khi đó, tại sàn New York ở Mỹ, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2020 giảm nhẹ 1,15 cent/lb (1,08%) ở mức 104,9 cent/lb, giao tháng 3/2021 giảm 1,15 cent/lb (1,06%) xuống mức 107,8 cent/lb.

Sau gần 1 tuần tăng liên tiếp, giá cà phê Robusta tại London hôm nay đã quay đầu giảm. Nhận định về chuỗi tăng giá ấn tượng vừa qua, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân do thông tin mưa lũ gây thiệt hại nặng nề ở Việt Nam, kết hợp với đáo hạn hợp đồng quyền chọn tháng 11 tại sàn London đã hỗ trợ giá cà phê Robusta tăng liên tiếp.

Theo các thành viên Diễn đàn của người làm cà phê Việt Nam, thị trường cũng lưu ý đầu cơ ngắn hạn vẫn còn nắm vị thế mua ròng khá nhiều, nên sự thanh lý diễn ra không mạnh mẽ như các kỳ hạn trước.

Trong khi đó, giá cà phê Arabica liên tiếp giảm theo những diễn biến thị trường tài chính tại New York. Tại sàn này, các chuyên gia cảnh báo nhà đầu tư cần thận trọng hơn, khi thị trường sắp kết thúc hợp đồng quyền chọn tháng 11 và tiến hành ngày thông báo đầu tiên (FND) vào cuối tuần này

blank

Cánh Đồng Lúa Việt Nam

Du lịch khám phá và cánh đồng lúa chín ở Việt Nam sẽ giúp bạn có những khoảnh khắc tuyệt diệu, thư thái và tự nhiên. Nó sẽ là một trong những kỹ năng đáng nhớ nhất trong đời.

Bức tranh sống động của cánh đồng lúa trải dài và những bậc thang vĩ đại mê hoặc, lòng người tạo nên mùa vàng đẹp trên khắp đất Việt.

1. CÁNH ĐỒNG LÚA CHÍN Ở HÀ GIANG

Tổ quốc địa đầu là chủ sở hữu cảnh quan bậc thang đẹp nhất là dải đất hình chữ S. Những cánh đồng lúa ở đây xếp tầng, xếp lớp trải dài dọc theo dãy núi nối tiếp với các dãy núi khác. Mỗi lần thu về, các nhiếp ảnh gia và dân phượt chuyên nghiệp lại gọi nhau đi săn ảnh mùa lúa chín.

canh-dong-lua-chin-o-ha-giang-01
Bức ảnh này đã được chụp giữa tháng 9 và lúa vẫn chưa chín. Khoảng 1-2 tuần tới sẽ là thời điểm tuyệt vời nhất để ngắm nhìn biển lúa Hà Giang khi sắc vàng bao phủ khắp các ngọn đồi.

Hoàng Su Phì với những trường bậc thang đẹp nói lòng là điểm nấu chín hạt nổi nhất Hà Giang. Đường đến Hoàng Su Phì không hề đơn giản, bạn sẽ phải vượt qua con đèo Mã Pí Lèng tiết mục nhất Việt Nam. Reset, bạn chắc chắn hài lòng với cảnh sắc ấn tượng và trải nghiệm nhãn tại nơi đây.

canh-dong-lua-chin-o-ha-giang-02

canh-dong-lua-chin-o-ha-giang-03

 

2. CÁNH ĐỒNG LÚA CHÍN Ở LẠNG SƠN

Cách Hà Nội khoảng 160 km, thung lũng Bắc Sơn (Lạng Sơn) cũng là điểm tuyệt vời để bạn ngắm khung cảnh nên thơ của cánh đồng lúa chín.

Lúa ở Bắc Sơn trồng không cùng thời điểm nên có ruộng thu hoạch trước, ruộng thu hoạch sau. Sự kết hợp giữa những cánh đồng lúa xanh và màu vàng tạo thành những mảng đặc sắc đan xen thú. Thời gian thích hợp để ngắm lúa chín ở Bắc Sơn là giữa tháng 11.

canh-dong-lua-chin-o-lang-son-01

 

3. CÁNH ĐỒNG LÚA CHÍN Ở LÀO CAI

Thuộc huyện Bát Xát (Lào Cai), Y Tý là nơi săn mây thu hút đông đảo giới trẻ những năm gần đây. Mảnh đất núi non hùng vĩ này sở hữu những cánh đồng mềm uốn cong như hàng trăm ngọn sóng quyến rũ mang đến cho bạn cảm giác khác biệt hoàn toàn với những nơi khác.

canh-dong-lua-chin-o-lao-cai-01

Ngoài Y Tý, đến huyện Bát Xát, bạn cũng có thể chạy khắp các dãy núi để tìm kiếm những góc chụp đẹp ưng ý ở các xã như A Lù, Tàn Tỷ, Sàng Ma Sáo…

Cái tên thuộc tính của du lịch Tây Bắc, Sa Pa (Lào Cai) cũng chính là những cánh đồng bậc thang với vẻ đẹp của phần mềm hài hòa của sắc vàng lúa chín hài hòa trong khung cảnh núi rừng thơ mộng, lãng mạn.

Vẻ bề ngoài của những cánh đồng bậc thang Sa Pa từng được Travel and Leisure, tạp chí du lịch nổi tiếng nước Mỹ, bình chọn là một trong bảy cảnh quan những cánh đồng bậc thang đẹp nhất châu Á và thế giới.

canh-dong-lua-chin-o-lao-cai-02

 

4. CÁNH ĐỒNG LÚA CHÍN Ở YÊN BÁO

Nếu điểm liệt kê những điểm hoành tráng nhất để săn ảnh mùa lúa chín, thì Mù Cang Chải (Yên Bái) sẽ đứng ở đầu hàng. Nằm ngay dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, ruộng bậc thang Mù Cang gối đầu như đàn trời duyên, nhịp điệu hòa theo bản nhạc mùa vàng rực rỡ.

canh-dong-lua-chin-o-yen-bai-01

Đến Mù Cang Chải vào tháng 9-10, bạn như lạc vào biển vàng bao la, sống động, tỏa hương sắc của mùa thu hoạch. Ảnh: Lê Hồng Hà.

Không quá tráng lệ như Mù Căng Chải, thung lũng Tú Lệ (Yên Bái) với vẻ đẹp kiều diễm được ví như cô gái xinh đẹp của miền sơn cước. Mang vẻ đẹp thanh bình, dung dị, Tú Lệ làm ai một lần cũng thấy xao xuyến.

canh-dong-lua-chin-o-yen-bai-02

 

5. CÁNH ĐỒNG LÚA CHÍN Ở NINH BÌNH

canh-dong-lua-chin-o-ninh-binh-01

Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình) cách Hà Nội khoảng 100 km, nằm trong quần thể danh thắng Tràng An nổi tiếng. You hoàn toàn có thể nhìn thấy cảnh sắc tuyệt vời của cánh đồng lúa chín ở Tam Cốc trong ngày cuối tuần.

Hòa mình cùng thiên nhiên giữa chốn đồng quê, bạn thảnh thơi ngắm nhìn thơ mộng của cánh đồng lúa nở 2 bên bờ sông, tạo nên từ những mảng màu nhẹ nhàng, tuyệt đẹp và tận hưởng phút giây bình yên. Ảnh: Lê Hồng Hà.

 

6. CÁNH ĐỒNG LÚA CHÍN Ở THANH HÓA

Thời điểm này cũng rất thích hợp để thăm dò và tận hưởng hương vị trong mát ở Pù Luông. Nằm về phía tây bắc tỉnh Thanh Hóa, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông gây ấn tượng mạnh với cảnh sắc và vẻ đẹp hoang sơ, đặc biệt là những bậc thang trải dài xen kẽ trong khu rừng nguyên sinh.

canh-dong-lua-chin-o-thanh-hoa-01
Pù Luông vào mùa lúa chín, các khu vực bậc thang bên ngọn đồi chuyển sang màu vàng rực rỡ, cảnh sắc như được thả một màu trữ tình, trù phú.

 

7.  CÁNH ĐỒNG LÚA CHÍN Ở PHÚ YÊN

Phú Yên được tôn vinh là vựa lúa của miền Nam Trung Bộ với trồng lúa lớn nhất khu vực. Xứ “hoa vàng trên cỏ xanh” cũng sở hữu nét quyến rũ đặc biệt, làm “đốn tim” bao du khách trong mùa lúa chín.

canh-dong-lua-chin-o-phu-yen-01

Du lịch Phú Yên vào mùa thu, bạn sẽ thấy cả trời ngập trong màu vàng óng, thoang thoảng hương lúa chín. Đoạn từ đèo Cả đến Tuy Hòa, 2 bên đường lúa chín vàng óng ả, xa là núi non, tiếng máy tuốt lúa hòa vào tiếng người gọi nhau. Khung cảnh mộng mơ bình yên của trời xanh, mây trắng, lúa vàng trong không khí nhịp nhàng của mùa sẽ để lại ấn tượng khó quên cho bạn. Ảnh: Minh Hoàng.

 

8. CÁNH ĐỒNG LÚA CHÍN Ở KHÁNH HÒA

canh-dong-lua-chin-o-khanh-hoa-02

Không vĩ mô, tráng lệ như cánh đồng lúa bậc thang Tây Bắc, những cách đồng lúa ở Khánh Hòa giống bức tranh thanh bình toàn thi vị với đàn cò trắng, bầu trời trong vắt cùng nền vàng Thảm lúa trải qua vô tận gốc. Trong ảnh là ngôi nhà cổ kính bên cánh đồng lúa vàng óng ả ở vùng ven biển Khánh Hòa.

9. CÁNH ĐỒNG LÚA CHÍN Ở AN GIANG

Cánh đồng lúa Tà Pạ (huyện Tri Tôn, An Giang) là một trong những cánh đồng lúa đẹp nhất bằng sông Cửu Long. Bước vào đồng lúa thơ mộng rất bình thường và mộc mạc nơi đây, bạn cảm nhận được sự bình yên như được quay trở lại những năm tháng tuổi thơ.

canh-dong-lua-chin-o-an-giang

Cánh đồng Tà Pạ không chỉ là điểm hẹn đi săn lúa đẹp lòng mà còn giúp bạn thu dọn mọi thứ phức tạp, cùng tự nhiên là thanh bình, đặc trưng của miền quê Nam Bộ. Ảnh: Minh Triết. Nguồn thanhnienmoi.com