ky-thuat-bon-phan-cho-ngo-dat-nang-suat-toi-uu

Kỹ thuật bón phân cho ngô đạt năng suất tối ưu

Kỹ thuật bón phân cho ngô đạt năng suất tối ưu. Các chuyên gia nhận định rằng, hiện nay năng suất của cây ngô nước ta vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của giống và của vùng trồng. Nguyên nhân đến từ việc quá trình bón phân của bà con chỉ đáp ứng được từ 60 đến 80% nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô, vốn là một loại cây rất phàm ăn. Nhất là các nguyên tố trung và vi lượng hầu như chưa được quan tâm đến.

ky-thuat-bon-phan-cho-ngo-dat-nang-suat-toi-uu

Để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng ngô nông sản. Công ty liên doanh phân bón Hữu Nghị khuyến cáo bà con đồng bộ dinh dưỡng cho cây ngô bằng dòng phân bón NPK Hữu Nghị tích hợp cân đối các nguyên tố đa trung vi lượng. Hàm lượng gồm đầy đủ đạm, lân, kali và một tỷ lệ vàng TE: Ca, Mg, S, Si, Bo, Cu, Zn… Chúng tôi có các dòng phân chuyên lót và chuyên thúc cho cây ngô, đảm bảo cung ứng đủ dinh dưỡng cho tất cả các thời kỳ sinh trưởng như sau:

Bón lót trước khi gieo trồng

Mục đích bón phân bón lót cho ngô là phục hồi dinh dưỡng cho đất trồng ngô, đồng thời tạo độ tơi xốp, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất của bộ rễ. Lượng phân bón lót cho ngô tương đối nhiều, chiếm 70% tổng số phân bón cho ngô và chủ yếu nên dùng phân hữu cơ.

Bà con tiến hành bón lót toàn bộ phân hữu cơ sinh học Anfa Batorganic (400kg/ha) và rải vôi bột tùy theo tình trạng đất. Kết hợp bón lót NKP 16.16.8 hòa cùng với nước hoặc bón vãi, bón hốc hay bón theo rạch, bón xong lấp đất kín lại và để đất nghỉ. Không để hạt giống, hoặc cây con tiếp xúc trực tiếp với phân tránh tình trạng gây xót hạt, thối mầm và chết cây.

Tưới nhử cho ngô 3 – 4 lá (hoặc từ 3 – 5 ngày sau khi đưa bầu ra ruộng)

Khi ngô đã bén rễ, hồi xanh, bà con bón cách gốc 10cm phân NPK 16.16.8 kết hợp với tưới nước hoặc có thể hòa tan phân để tưới cho cây. Dòng phân NPK 16.16.8 với hàm lượng đạm và lân cao sẽ giúp cây ngô mập mạp, kích thích chồi lá phát triển mạnh và thúc đẩy bộ rễ sinh trưởng khỏe, tăng sức chống chịu với môi trường.

Bón thúc lần 1: Khi ngô được 9 – 10 lá

Khi ngô đạt 5 – 6 lá, tiếp tục chọn dinh dưỡng chuyên dùng NPK 16.16.8 rải cách gốc 5 – 10 cm. Bà con cần kết hợp vun cao gốc và làm cỏ để tập trung dinh dưỡng cho cây ngô, hạn chế đổ ngã.

Phân NPK 16.16.8 nói riêng và các dòng NPK Hữu Nghị nói chung được tích hợp đầy đủ nguyên tố đa trung vi lượng theo một tỷ lệ cân đối. Bà con cần áp dụng đúng theo khuyến cáo ghi trên bao bì để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Bón thúc lần 2: Khi ngô bắt đầu trổ cờ

Bón phân NKP 15.5.16 kết hợp với tưới nước khi ngô xoắn nõn (10 – 15 ngày trước trổ cờ). Bà con lưu ý rải phân cách gốc 10 – 15 cm, kết hợp vun cao gốc lần cuối (lưu ý tránh làm ảnh hưởng rễ ngô). Lần thúc này có tác dụng tốt cho quá trình phân hóa bắp, trổ cờ, tung phấn, thụ tinh. Hàm lượng Kali cao trong phân 15.5.16 giúp cây ngô ra bắp to, hạt chắc, nâng cao chất lượng nông sản.

ky-thuat-bon-phan-nao-giup-tang-nang-suat-cafe-hieu-qua-nhat

Kỹ thuật bón phân nào giúp tăng năng suất Cafe hiệu quả nhất?

Kỹ thuật bón phân nào giúp tăng năng suất Cafe hiệu quả nhất?

Các chuyên gia đầu ngành đã chỉ ra rằng, Cafe là một trong những giống cây trồng lâu năm có nhu cầu dinh dưỡng cao. Tuy nhiên việc chăm sóc cây không đúng, dẫn đến biểu hiện thoái hóa và cho năng suất kém sau một vài vụ thu hoạch. Để hạn chế tối đa tình trạng này, bà con nông dân lưu ý các kỹ thuật bón phân cho cây cafe dưới đây.

Tổng quan về cây Cafe

ky-thuat-bon-phan-nao-giup-tang-nang-suat-cafe-hieu-qua-nhat

 Về đất trồng

Cây cà phê thuộc họ cây thân gỗ, thường được trồng nhiều ở những vùng đất như đất bazan, đất xám, điển hình là các vùng cao nguyên miền Nam Việt Nam.

 Về nhiệt độ

Cây cà phê ưa khí hậu mát mẻ, sinh trưởng phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ từ 16 – 26oC. Gió nóng, lạnh hay gió mạnh đều gây ảnh hưởng cho sinh trưởng phát triển cây cà phê. Do đó khi lập vườn cần trồng cây chắn gió phù hợp cho vườn cà phê.

 Về ánh sáng

Cây cà phê thích hợp ánh sáng trực xạ yếu, do đó cần trồng cây che bóng để điều hòa ánh sáng cho vườn cây cà phê hợp lý đặc biệt là giai đoạn kiến thiết cơ bản.

Về độ ẩm

Cây cà phê thích hợp trong điều kiện ẩm độ cao, gần như bão hòa. Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa hàng năm 1.800 – 2.000 mm, có một mùa khô ngắn vào cuối và sau vụ thu hoạch để phân hóa mầm hoa.

 Bón phân gì cho Cafe đạt năng suất cao nhất?

Giai đoạn kinh doanh của cây Cafe được bắt đầu từ năm thứ 5 trở đi. Theo các nghiên cứu chính thống, để năng suất cà phê đạt được 5-7 tấn/ha, bà con cần đặc biệt lưu tâm đến kỹ thuật bón phân trong giai đoạn này.

Phân bón sau thu hoạch, cắt tỉa

Sau mỗi vụ thu hoạch, cây Cafe gần như kiệt sức, bà con cần tiến hành cắt tỉa cành để giúp cây nhanh chóng phục hồi, đồng thời kích thích phát triển các cành thứ cấp và phân hóa mầm hoa.

Bón 200 – 400 kg/ha NPK 20.6.6

Song song với quá trình tỉa cành, bà con bón bổ sung phân NPK 20.6.6 để bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây. Với hàm lượng lớn đạm và một lượng cân đối lân, kali, TE (Ca, Mg, S, Si, Bo, Cu, Zn…). Sau khi bón NPK, cây Cafe sẽ nhanh chóng phục hồi và chuẩn bị tốt về mọi mặt cho quá trình ra hoa đồng loạt.

Trước khi cây Cafe ra hoa và đậu quả

Bón 800 – 1000 kg NPK 15.15.15

Giúp cho cây cà phê được tạo mầm mạnh, ra hoa sớm, giảm tỷ lệ rụng và khô bông từ đó tăng năng suất vượt trội. Ngoài ra dòng phân với hàm lượng đạm, lân, kali cân đối này còn giúp tăng sức đề kháng, hạn chế mầm mống gây bệnh cho cây mang đến năng suất vượt trội nhất.

Giai đoạn nuôi hạt Cafe

Bón 800 – 1000kg NPK 16.8.18

Ở giai đoạn nuôi hạt, cây Cafe có nhu cầu kali cao nhất. Vì vậy, dòng NPK 16.8.18 là nguồn dinh dưỡng tối ưu nhất bà con nên lựa chọn ở giai đoạn này. Thử nghiệm trên hàng ngàn hecta Cafe đã chỉ ra đây đích thực là dòng phân chuyên dụng cho quá trình nuôi hạt Cafe, giúp dưỡng trái lớn nhanh, chống rụng và chống thối trái rất hiệu quả.

Bón phân cho cây Cafe như thế nào là đúng cách?

ky-thuat-bon-phan-nao-giup-tang-nang-suat-cafe-hieu-qua-nhat

Về cách bón, bà con cần trộn phân bón với đất và vun thành bồn ở gốc cây giống như hình chóp nón. Sau đó tạo rãnh xung quanh mép tán cây cà phê để bón phân, chiều rộng của rãnh sẽ thay đổi theo độ rộng của tán cây.

Chiều sâu của rãnh từ 30 – 40 cm, rộng khoảng 30 cm và chiều dài thì tùy theo chiều rộng của tán. Việc đắp bồn và tạo rãnh xung quanh sẽ giúp phân bón không bị rửa trôi và có thời gian chuyển hóa các chất dinh dưỡng để cây có thể từ từ sử dụng.