su-dung-phan-bon-tren-cay-an-trai-dat-hieu-qua-cao

Sử dụng phân bón trên cây ăn trái đạt hiệu quả cao

Sử dụng phân bón trên cây ăn trái đạt hiệu quả cao – sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả là vấn đề nhà nông nên quan tâm để canh tác có hiệu quả, mang lại lợi nhuận.

su-dung-phan-bon-tren-cay-an-trai-dat-hieu-qua-cao

Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, giảng viên khoa Nông nghiệp (Trường Đại học Cần Thơ), phân bón sẽ đem lại hiệu quả, chất lượng và năng suất nếu chúng ta bón đúng cách. Ngược lại, vườn cây chẳng những không có năng suất, chất lượng mà còn mất tiền. Trong bối cảnh giá phân bón tăng cao như hiện nay, nhà nông cần cân nhắc phương pháp sử dụng để có chất lượng như mong muốn.

Muốn sử dụng phân bón hiệu quả, nhà nông cần sử dụng phân bón theo nguyên tắc “4 đúng”. Thứ nhất là bón đúng thời kỳ cây cần. Các loại trái cây hầu như có đặc tính sinh trưởng gián đoạn có tính thời kỳ. Thời kỳ ra đọt, ra hoa, phát triển, mỗi thời kỳ đòi hỏi một nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nên cách bón khác nhau.

Trong một thời kỳ, lại chia từng giai đoạn như khi mới đậu trái, nuôi trái, lớn nhanh… Chỉ cần bón không đúng thời kỳ, chẳng những trái không đạt mà còn giảm năng suất. Mỗi lần bón phân, bà con tưới nước liên tục thì năng suất cao.

Thứ hai, cần bón đúng phân. Phân bón có đa lượng và vi lượng. Một số doanh nghiệp chia thêm trung lượng. Đa lượng là đạm, lân, kali. Vi lượng là canxi, magie, lưu huỳnh, sắt đồng, kẽm, mangan… Bón tỷ lệ đúng thì mới hiệu quả, nếu không sẽ có hại.

Thứ ba, cần bón đúng liều lượng phân tuỳ thuộc vào giai đoạn, tuổi cây, năng suất… Bón phân phải “nhìn cây, nhìn đất, nhìn trời” để quyết định lượng phân. Tùy vào đất xấu hay tốt để có quy trình, lượng bón khác nhau. Việc bón phân cũng cần xem tình hình thời tiết.

Cuối cùng, phải bón đúng cách. Thông thường đối với đất vườn thì phân bón hay bị rửa trôi, do đó bà con phải xới đất tơi xốp để giữ phân sau khi cây sử dụng không hết.

Theo Thạc sỹ Lê Trí Nhân, công tác tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bến Tre: Bà con bón nhiều phân hoá học sẽ làm giảm pH đất. Bón nhiều phân hữu cơ tươi cũng sẽ làm chua đất. Do đó, bà con nên thiết kế hệ thống canh tác, để nước ra vô thường xuyên làm đất bớt chua.

Mặt khác, bà con cần điều chỉnh độ pH, từ đó sẽ điều chỉnh hiệu quả sử dụng phân bón. Chẳng hạn nếu pH <4.5, mỗi kg phân bón bà con lãng phí khoảng 70%. Nếu pH được nâng lên 5.0, mỗi kg phân bón bà con vẫn còn lãng phí hơn 53%. Đối với đất thường, pH bằng 6.0, mức hiệu quả sử dụng phân bón cũng chỉ mới đạt 80%, bà con vẫn còn lãng phí 20%. Tuy nhiên đối với đất trung tính, pH bằng 7.0 thì hiệu quả sử dụng phân bón lên đến 100%

su-dung-phan-bon-cho-vu-lua-xuan

Sử dụng phân bón cho vụ lúa xuân

Sử dụng phân bón cho vụ lúa xuân cần chú trọng những điều sau.

su-dung-phan-bon-cho-vu-lua-xuan

Yêu cầu đất đai và thời vụ trồng lúa ở Việt Nam

Cây lúa không kén đất. Ở nước ta lúa có thể được trồng và cho năng suất trên hầu hết các loại đất: Đất phù sa của các hệ thống sông, đất phèn, đất mặn, đất bạc màu. Tuy vậy năng suất lúa cũng rất khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố hạn chế của đất. Đất mặn yếu tố hạn chế chính là nồng độ Cl- cao, EC lớn cho nên phải sử dụng các giống có khả năng chịu mặn. Đối với đất phèn yếu tố hạn chế chính là thiếu lân và nồng độ Al+3 và Fe+2, canh tác lúa trên loại đất này phải chọn những giống có khả năng chống chịu với các hạn chế trên. Đất bạc màu, yếu tố hạn chế chính là hàm lượng kali tổng số và dễ tiêu thấp.

Thời vụ trồng lúa đông xuân ở Việt Nam

Ở nước ta có 2 vùng khí hậu chính: Từ đèo Hải Vân trở ra phía Bắc có khí hậu cận nhiệt đới, có mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều nên trồng lúa xuân để đạt năng suất cao phải chọn lịch gieo trồng thích hợp.

Lịch gieo cấy lúa xuân vùng đồng bằng Bắc bộ: Vụ xuân sớm gieo 20-25/11, cấy 15/1, gặt cuối tháng 5, đầu tháng 6; Vụ xuân chính vụ gieo 10-20/12, cấy 15/2, gặt tháng 6; Vụ xuân muộn gieo 20/1-5/2, cấy 5/3, gặt cuối tháng 6. Hiện nay hầu hết các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng cấy xuân chính vụ và xuân muộn, một số tỉnh/thành như: Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hà Nội tỷ lệ xuân muộn tới 80-90% và diện tích sử dụng giống lúa lai cũng tăng lên.

Phía Nam đèo Hải Vân có khí hậu nhiệt đới điển hình nên có thể gieo trồng lúa ở bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy vậy đối với vụ đông xuân thì lịch gieo trồng như sau:

Vụ đông xuân sớm gieo 6/11; Vụ đông xuân chính vụ gieo 21/11; Vụ đông xuân muộn gieo 6/12. Tất cả còn phụ thuộc vào độ ngập nông hay sâu, lũ rút sớm hay muộn. Ở miền Nam thường sử dụng những giống ngắn ngày.

Hệ số bón phân bón của cây lúa:

Tùy theo chân đất, giống lúa, thời vụ gieo cấy, lượng phân bón mà hệ số sử dụng đạm, lân và kali cũng khác nhau. Trong điều kiện lúa nước ở Việt Nam hệ số sử dụng như sau:

Đạm 30 – 45% hoặc 30 – 50%.

Lân 15 – 25% hoặc 20 – 30%.

Kali 40 – 50% hoặc 50%.

(40% chỉ đạt được nếu bón đạm 2 – 4 lần)

Mức khuyến cáo bón phân ở Việt Nam

Ở đồng bằng sông Hồng với mức bón phân chuồng 5 – 6 tấn/ha để đạt năng suất lúa 5,5 tấn/ha thì lượng bón khuyến cáo như sau: Lượng bón (kg/ha) đất phù sa sông Hồng N 100-110 kg/ha; P2O5 40-50 kg/ha; K2O 30-40 kg/ha; Đất phù sa sông Gâm N 90-100kg/ha; P2O5 50-60kg/ha; K2O 30-40 kg/ha; Đất phèn N 90-100kg/ha, P2O5 60-70 kg/ha; K2O 30-40 kg/ha; Đất bạc màu N 100-110 kg/ha; P2O5 60-70 kg/ha; K2O 60-70 kg/ha.

Cho vùng đồng bằng sông Cửu Long: Phù sa sông Cửu Long vụ đông xuân N 110-120 kg/ha; P2O5 30-40 kg/ha; K2O 30-40 kg/ha; Đất phèn nhẹ vụ đông xuân N 90-100 kg/ha; P2O5 40-50 kg/ha; K2O 10-20 kg/ha; Đất xám vụ đông xuân N 100-110 kg/ha; P2O5 40-50 kg/ha; K2O 70-80 kg. Muốn có bội thu năng suất thêm 1 tấn/ha (đối với giống lúa lai và giống có năng suất cao cần phải bón thêm 20 kg P2O5 và 30 kg. Đạm bón theo thang màu lá lúa. Lượng bón thực tế có thể dao động ± 10-20% tổng số đạm bón và ngày bón phụ thuộc trạng thái đạm của cây ở từng giai đoạn phát triển).

Nông dân kêu gọi thay đổi nhận thức về sử dụng phân bón cho nông nghiệp

Sử dụng phân bón cho nông nghiệp – Nông dân kêu gọi thay đổi nhận thức

Sử dụng phân bón cho nông nghiệp – Nông dân kêu gọi thay đổi nhận thức. Theo Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Hoàng Trung, sản xuất nông nghiệp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% sản lượng nông nghiệp của Việt Nam, hơn 90% xuất khẩu lương thực của cả nước và khoảng 70% xuất khẩu trái cây của cả nước.

blank

Khu vực này hiện đang phải đối mặt với nhiều tác động và thách thức do biến đổi khí hậu gây ra. Nơi này cũng đang phải đối mặt với nguy cơ cao về thực phẩm không an toàn, ô nhiễm đất và ô nhiễm nước, điều này có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.

Việc sử dụng phân bón và các sản phẩm bảo vệ thực vật ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn 35-40% so với mức trung bình của cả nước. Riêng về phân bón không hữu cơ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng tới 754 kg/ha trong khi trung bình cả nước xấp xỉ 560 kg/ha.

Việt Nam nói chung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng còn một số bất cập trong việc sử dụng phân bón và các sản phẩm bảo vệ thực vật. Nói chính xác, có rất nhiều trường hợp lạm dụng.

Để các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đáp ứng hơn nữa yêu cầu của các nhà nhập khẩu quốc tế, các giải pháp đã được đề xuất tại cuộc họp bao gồm các cơ chế, chính sách thúc đẩy sử dụng phân bón hữu cơ và sinh phẩm để bảo vệ thực vật.

Các nhóm cụ thể như nhà quản lý, doanh nghiệp và nông dân cần được đào tạo cụ thể về việc sử dụng phân bón và sản phẩm sản xuất cây trồng.

Cũng cần xây dựng mã số cho vùng nuôi và cơ sở đóng gói cũng như phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp.

Các mô hình đối tác công tư cần được đẩy mạnh hơn nữa để đảm bảo sản xuất và thương mại bền vững các sản phẩm chủ lực trong khu vực.

Việt Nam cũng có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước và tận dụng sự hỗ trợ của họ trong quản lý sản phẩm nông nghiệp.

Nông dân kêu gọi thay đổi nhận thức về sử dụng phân bón cho nông nghiệp

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, lâu nay, nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật quá mức để phòng bệnh cho cây trồng và cho năng suất sản xuất cao.

“Đã đến lúc cho nông dân thấy rằng nếu họ thay đổi cách sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, các doanh nghiệp thực phẩm sẵn sàng ở bên họ”, ông Hoan nói.

Cần xây dựng một hệ sinh thái hoặc liên minh các doanh nghiệp có trách nhiệm ủng hộ nông nghiệp bền vững, vì lợi ích của nông dân và thương hiệu nông sản quốc gia.

Theo Bộ trưởng, liên minh sẽ ngồi lại với các cơ quan quản lý nhà nước để hoạch định các chiến lược phát triển dài hạn và cơ bản, theo đó các mô hình canh tác bền vững sẽ được thực hiện và mở rộng.

Các mô hình sẽ giúp cung cấp cho nông dân những cách tiếp cận mới và những cách thức mới hướng tới nông nghiệp bền vững, ông nói.