Hướng Dẫn Chăm Sóc Hoa Sầu Riêng Hiệu Quả: Trong giai đoạn cây sầu riêng ra mắt cua, cây bị siết nước nên rất yếu và phần lớn dinh dưỡng được dồn vào việc ra hoa. Để đảm bảo cây khỏe mạnh và hoa phát triển tốt, sau khi tưới nước từ từ, bà con cần bón phân ngay để cung cấp dinh dưỡng cần thiết. Điều này sẽ giúp cây khỏe mạnh, mắt cua ra đều và phát triển tốt.
Phương pháp chăm sóc hoa sầu riêng
Nên bổ sung những gì
Sầu riêng trong giai đoạn này cần được cung cấp nhiều nguyên tố vi lượng để hình thành hạt phấn, tăng sức sống của hạt phấn và tạo độ chắc cho cuống. Agrino khuyên rằng, nên chọn các loại phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây và hạn chế sử dụng phân bón gốc vì chúng dễ khiến cây ra lá non ở các chùm bông.
Thời điểm phun: Khi nụ hoa hình thành rõ, hãy sử dụng bộ 3 cho 400 lít nước, phun định kỳ 7 – 10 ngày cho đến khi bông đạt đạt trước xổ nhụy 7 ngày. Lưu ý trong quá cuối giai đoạn nên bổ sung thêm phân bón canxi để giúp bông thêm chắc khỏe, chống sốc và tăng cường hạt thụ phấn.
Giai đoạn tỉa bông và mục đích tỉa bông
Để tối ưu hóa sự phát triển của cây sầu riêng, việc tỉa bớt bông hoặc chùm bông ở những vị trí không cần thiết là rất quan trọng. Việc này giúp cây tập trung dinh dưỡng cho những bông còn lại, từ đó nâng cao chất lượng trái cây. Thời điểm thích hợp để tỉa là khi bông hoặc chùm bông đạt kích thước từ 3 – 5cm.
Cách thực hiện: Dinh dưỡng từ lá sẽ di chuyển vào nuôi bông, trái. Do đó, những trái trên cành cao thường to và ngon hơn. Vì vậy, bạn cần tỉa theo cách sau:
- Cành cấp 1: Nên để chùm hoa đầu tiên cách thân từ 0.5 đến 1.8m tùy theo tuổi cây. Cây càng lớn, cành ở dưới thấp thì vị trí để chùm hoa đầu tiên càng cách xa thân.
- Cành cấp 2: Nên giữ lại những chùm hoa ở những cành tom khỏe và ở nách cành cấp 2. Lưu ý không nên để hoa ở đầu cành vì nếu đậu trái thì gặp gió rất dễ gây tổn thương các cành lân cận và rất khó thu hoạch.
Nhìn chung, việc tỉa bông, chùm bông giúp hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng và hạn chế sự lây lan nhanh của các bông kém phát triển và bị nhiễm nấm bệnh.
Loại bỏ các thế lực xâm hại
Trong giai đoạn cây sầu riêng ra hoa, cây thường gặp nhiều vấn đề từ các loại nấm bệnh và côn trùng gây hại như phytophthora, colletotrichum, và rầy nhảy. Những tác nhân này có thể làm cho mắt cua, bông rụng hàng loạt, gây thiệt hại lớn về năng suất.
Ngoài ra, điều kiện thời tiết không thuận lợi như độ ẩm cao, mưa nhiều, và nắng quá nóng cũng tạo điều kiện cho các bệnh phát triển mạnh. Để giảm thiểu tác hại này, bà con nên lưu ý:
- Sử dụng thuốc trừ sâu hợp lý: Chọn các loại thuốc có hoạt chất mát, khả năng thẩm thấu nhanh và thay đổi luân phiên các dòng thuốc để tránh tình trạng kháng thuốc, làm cho việc phòng trừ và đặc trị hiệu quả hơn.
- Kiểm tra thường xuyên: Theo dõi tình trạng cây để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh và côn trùng gây hại, từ đó xử lý kịp thời.
- Quản lý điều kiện môi trường: Tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây, hạn chế độ ẩm quá cao và xử lý thoát nước tốt trong mùa mưa để giảm nguy cơ phát triển của nấm bệnh.
Hoa sầu riêng phát triển như thế nào
Hoa sầu riêng ban đầu phát triển thành những mắt nhỏ, thường gọi là mắt cua. Khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi như mưa nhiều, độ ẩm thấp hoặc khô hạn, mắt cua có thể đi vào trạng thái miên trạng. Để phá vỡ trạng thái này và tăng số lượng hoa, bà con cần phun thuốc với nồng độ thích hợp.
Thời gian từ khi nhú mầm hoa đến khi hoa nở phụ thuộc nhiều vào giống cây:
- Sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép: 43 – 48 ngày.
- Sầu riêng Ri6: 56 – 59 ngày.
- Sầu riêng Monthong: 45 – 50 ngày.
Giai đoạn phát triển nhanh nhất của hoa là trong tuần cuối cùng. Tuy nhiên, chỉ khoảng 70% số mầm hoa phát triển bình thường; phần còn lại có thể bị miên trạng, thán thư và sâu hại tấn công. Do đó, bà con cần theo dõi và thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời để đảm bảo quá trình dưỡng bông đạt hiệu quả cao nhất.
FAQs: